Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?
Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì?

Ngày đăng: 30/10/2023 Lượt xem: 450

Vải không dệt (Non – woven fabric)

Vải không dệt (Non – woven fabric) có thành phần chủ yếu từ các hạt polypropylene – nhựa tổng hợp và một số thành phần tái chế khác tùy vào mục đích sử dụng.Sở dĩ nó có tên là “vải không dệt” vì nó không được tạo ra bằng cách phương pháp đan hay dệt thông thường như dệt kim hay dệt thoi. Những sợi này không được dệt với nhau mà được liên kết với nhau bằng dung môi hóa chất (chất dính) hay nhiệt độ cơ khí (phương pháp cơ hoc: ép nóng) để tạo ra những thành phẩm vải nhẹ, xốp và bền bỉ.

NGUỒN GỐC CỦA VẢI KHÔNG DỆT

Vào thời xa xưa, khi các khách lữ hành đi qua các vùng sa mạc nắng nóng, để làm giảm bớt sự đau đớn cho bàn chân khi đi qua đây, họ đã dùng các búi len sẵn có mang theo đặt lên giày dép, tạo sự êm ái hơn cho đôi bàn chân. Dưới áp lực của chân cùng với sự tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao khi đi qua sa mạc, các sợi len này đã liên kết lại với nhau tạo thành một cấu trúc vải mới.

Trong một số tài liệu khác, một kỹ sư dệt may Garnett đã sáng chế ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ bị thừa thành sợi, dùng nó để làm ruột gối. Một thời gian sau, Garnett tìm hiểu và cải tiến chúng bằng cách kết dính chúng lại với nhau bằng keo dán.

Ưu và nhược điểm của vải không dệt An Phong

_ Ưu điểm

Cũng giống như hầu hết các loại vải không dệt khác trên thị trường, vải không dệt luôn sở hữu những ưu điểm cơ bản đặc trưng. Tuy nhiên, nhắc đến sự khác biệt của vải không dệt An Phong thì phải kể đến những ưu điểm sau:

  1. Do đặc tính của các hạt nhựa tổng hợp và sự tỉ mỉ trong quá trình sản xuất nên vải không dệt An Phong sở hữu độ bền cao và sức chịu lực khá tốt. Sức chứa của những chiếc túi này có thể dao động từ 03 – 10kg tùy kích thước nên người dùng rất dễ dàng linh hoạt trong các mục đích sử dụng.
  2. Do khả năng tự phân hủy nên vải không dệt khá thân thiện với môi trường. Khi bị chôn xuống đất vải không dệt sẽ tự phân hủy mà không gây ra bất kỳ ô nhiễm nào với môi trường. 
  3. Mặc dù sở hữu những ưu điểm khá nổi bật nhưng giá thành của vải không dệt lại khá hợp lý. Việc sử dụng vải không dệt trong doanh nghiệp cũng góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng giá bán sản phẩm. Do đó không chỉ người tiêu dùng yêu thích mà các doanh nghiệp cũng khá ưa chuộng loại vải này.
  4. Vải không dệt An Phong cũng mang tính thẩm mỹ cao. Màu sắc đa dạng, đồng nhất và dễ dàng in ấn các họa tiết, logo lên vải chính là điều làm nên chất lượng của loại vải này.

_ Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của loại vải này là việc không thể bảo quản chúng trong thời gian dài. Do đặc tính dễ phân hủy và thấm hút tốt nên khi tiếp xúc trong điều kiện tự nhiên như nước thì vải sẽ kém bền và dễ bị biến đổi hơn. Ngoài nhược điểm này ra thì vải không dệt An Phong được xem là khá tốt và an toàn. Do đó, khi có nhu cầu, người tiêu dùng có thể cân nhắc và lựa chọn chất liệu phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

 _ TÍNH CHẤT CỦA VẢI KHÔNG DỆT

  1. Tính chất vật lý

Mỏng, nhẹ, xốp và có độ bền rất cao.
Độ thấm hút không cao, không nhăn
Tính đồng nhất về màu sắc cao

  1. Tính chất hóa học

Nhạy cảm với lửa, axit và kiềm
Không tan trong nước nhưng dễ bị gãy cấu trúc trong nước
Thân thiện với môi trường với khả năng tự phân hủy chỉ sau vài tháng

                                                                             

_ ỨNG DỤNG CỦA VẢI KHÔNG DỆT TRONG ĐỜI SỐNG

Trong ngành y tế, vải không dệt kháng khuẩn là một nguyên liệu quan trọng sử dụng để may các loại mũ, quần áo phẩu thuật, găng tay, băng vết thương, khẩu trang, tất chân… bởi độ bền cao, khả năng chịu lực tốt lại an toàn cho da

Trong ngành thời trang và may mặc, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm được làm từ vải không dệt như: quần áo, miếng lót mũ, lót giày, đế giày, trang phục biểu diễn nghệ thuật; các loại túi xách…

Trong nông nghiệp, bà con nông dân sử dụng rất phổ biến các loại bạt vải che chắn làm từ loại vải này cho các loại cây trồng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loài côn trùng và sâu bọ gây hại.

Ngoài ra loại vải này có thể tạo ra các sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, các vật dụng bảo hộ như găng tay lao động, mặt nạ chống bụi, chống khói hay giầy bảo hộ.

Ngoài ra, vải không dệt còn nhiều ứng dụng quan trọng khác như:

  1. Túi siêu thị, túi mua sắm
  2. Khăn trải bàn
  3. Túi lọc trà
  4. Túi khí xe hơi
  5. Tã em bé
  6. Băng vệ sinh phụ nữ
  7. Gối, nệm
  8. Vãi lều…

Và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong trang trí nội thất, giải trí, du lịch…

  LỜI KẾT

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như sử dụng chất liệu vải không dệt một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn về vải không dệt, vui lòng liên hệ với chúng tôi Hotline: 0795959696

CÔNG TY TNHH VẢI KHÔNG DỆT KỸ THUẬT CAO AN PHONG

Mã số thuế: 1101954452
Địa chỉ: Xưởng 16, Lô số 15-17-19 Đường số 5, KCN Tân Đức , Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An
Điện thoại: 0272 3766807
Hotline: 0795959696
Email: info@anphongnon-woven.com
Website: http://anphongnon-woven.com

 

Zalo